Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh cần đủ những bước nào?

Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh
Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh

Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh cần đủ những bước nào? Đây là điều băn khoăn của không ít cặp đôi và gia đình khi có con đến tuổi lập gia đình. Lễ ăn hỏi  là một trong những nghi thức cưới truyền thống của người Việt. Chính vì thế, việc chú ý tổ chức đúng trình tự lễ ăn hỏi một cách trang trọng, đủ nghi thức, suôn sẻ. Sẽ là điểm khởi đầu tốt đẹp cho nghi thức quan trọng sau này là đám cưới.

Hai gia đình phải chọn ngày tốt hoặc do hai gia đình thỏa thuận với nhau. Sao cho phù hợp và thuận tiện nhất để tiến hành đám hỏi. Các lễ vật khác thường là bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày, trà, rượu, mâm quả, trầu cau… tùy theo điều kiện mỗi gia đình.

Bài viết giới thiệu các bước hoàn chỉnh của một đám hỏi theo truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh
Thủ tục đám hỏi hoàn chỉnh

Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật. Là thủ tục đám hỏi đầu tiên cần tiến hành.

Sau khi kiểm tra lại các lễ vật đầy đủ, nhà trai xuất phát đến nhà gái. Thông thường nhà trai cần đến sớm trước giờ làm lễ một chút để có thời gian chuẩn bị. Khi chuẩn bị đến giờ lành, đoàn đại diện nhà trai theo thứ tự. Là ông bà hoặc bậc cao niên đại diện gia đình, cha mẹ, chú rể. Đội bưng quả cùng các thành viên gia đình sẽ tiến vào nhà gái.

Gia đình cô dâu tương lai với các vị đại diện sẽ ra đón nhà trai. Sau khi đại diện 2 gia đình chào hỏi. Đội bưng mâm quả nhà trai sẽ trao lễ vật cho phía nhà gái. Hai đội bưng mâm quả của hai gia đình sẽ trao phong bao lì xì trả duyên cho nhau. Các phong bao do nhà gái và nhà trai chuẩn bị trước.

Hai gia đình thông gia ngồi ướng nước, ăn trầu và cùng trò chuyện. Là bước tiếp theo của thủ tục đám hỏi.

Sau khi hoàn tất màn trao quả, đại diện nhà gái mời nhà trai vào dùng nước. Và giới thiệu những người đại diện của hai gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do. Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ từ phía nhà trai. Sau đó mẹ cô dâu, mẹ chú rể cùng mở các tráp lễ. Trước sự chứng kiến của hai gia đình.

Cô dâu tương lai ra mắt gia đình nhà trai.

Sau khi hoàn tất các bước trên thì cô dâu mới được phép xuất hiện. Cha mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt hai họ. Hoặc cho phép chú rể vào trong đón cô dâu ra chào hỏi. Sau khi cả hai bước ra thì cô dâu, chú rể phải rót trà mời đại diện hai gia đình.

Cô dâu và chú rể thương lai cùng thắp hương bàn thờ tổ tiên tại nhà gái.

Mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật trong mâm ngũ quả. Cùng lễ đen dâng lên bàn thờ gia tiên. Cô dâu chú rể tiến hành lễ khấn gia tiên trước bàn thờ nhà gái để cầu tổ tiên chứng giám, phù hộ.

Hai gia đình thông gia cùng bàn bạc về lễ cưới sắp diễn ra.

Hai gia đình sẽ ngồi cùng nhau bàn bạc về ngày, giờ lành để tiến hành lễ rước dâu, lễ cưới. Cô dâu chú rể sau khi mời nước các bậc cao niên. Thì có thể ra ngoài chụp hình cùng người thân, bạn bè.

Kết thúc buổi lễ ăn hỏi. Nhà gái lại mặt cho nhà trai.

Nhà gái sẽ lại quả lễ vật cho nhà trai. Tất cả mọi lễ vật đều phải chia, tách bằng tay, tuyệt đối không dùng dao, kéo. Mâm quả khi được trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp. Nhà trai nhận lại mâm lễ vật và ra về, kết thúc lễ ăn hỏi.

Việc thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi là điều các cặp đôi cần chú ý. Để khởi đầu cho cuộc sống vợ chồng êm ấm. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.